“Siêu Cảng” Hòn Khoai – “Bệ Phóng” vững chắc cho kinh tế Cà Mau
Xét ưu thế vị trí địa lý về kinh tế trong mối quan hệ với lãnh thổ quốc gia – Hòn Khoai sẽ trở thành dự án cảng nước nước sâu lớn nhất nước trong tương lai. Đủ khả năng đón các tàu biển trọng tải lớn.
Ưu thế về nhiều mặt
Vùng Đất Mũi của Tổ quốc được ưu đãi 3 mặt giáp biển với đường bờ biển dài nhất nước lên đến 254km, trên biển có 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong kinh tế quốc gia mà cả an ninh – quốc phòng. Trong đó, cụm đảo Hòn Khoai kề cận nhiều tuyến đường biển quốc tế, thuận lợi phát triển kinh tế hàng hải. Ngoài ra, tại Hòn Khoai, Hòn Chuối đã được hoàn thiện hệ thống điện sinh hoạt, nước ngọt, trạm y tế, trường học và phương tiện vận tải,… đảm bảo kết nối, giao thương thuận tiện từ đất liền với đảo hàng ngày.
Vùng biển Cà Mau sở hữu diện tích thăm dò và khai thác vào khoảng 80.000km2, có vị trí thuộc cung đường biển giao thương hàng hải trọng yếu tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Cà Mau còn là một trong bốn ngư trường trọng điểm của quốc gia, nguồn lợi thủy hải sản dồi dào và đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Sản lượng nuôi trồng và khai thác mỗi năm lên đến hơn 550.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt trên 1 tỷ USD.Hơn thế nữa, Cà Mau còn sở hữu tiềm năng về năng lượng điện gió; điện khí; cảng biển; du lịch biển đảo;… Vườn Quốc gia U Minh Hạ của tỉnh được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới, và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được công nhận là khu Ramsar của thế giới.
Cà Mau hiện đang được chú trọng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông phục vụ ngành du lịch và giao thương phát triển kinh tế, đặc biệt là tạo điều kiện cho kinh tế biển. Một số công trình, dự án như: Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi, đã kết nối thông suốt tuyến Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Mũi Cà Mau; tuyến Quản lộ Phụng Hiệp tránh Quốc lộ 1A giúp di chuyển nhanh hơn; tuyến đường hành lang ven biển phía Nam. Bên cạnh đó là tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đang được triển khai, tương lai giúp Cà Mau kết nối nhanh chóng không chỉ đến các tỉnh thành tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà với cả Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Hạ tầng giao thông được nâng cấp sẽ là “bàn đạp” để kinh tế biển và logistics phát triển, bởi hàng hóa khi cập cảng cần thiết có một hạ tầng giao thông đủ tiêu chuẩn và điều kiện để trao đổi, vận chuyển hàng hóa đến các vùng khác.
Cảng nước sâu lớn nhất nước
Hiện tại, nước ta sở hữu 10 cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu mang trọng tải lớn là: Cảng Hải Phòng; Cảng Vũng Tàu; Cảng Vân Phong; Cảng Quy Nhơn; Cảng Cái Lân; Cảng Sài Gòn; Cảng Cửa Lò; Cảng Đà Nẵng; Cảng Dung Quất; Cảng Chân Mây. Nhưng riêng tại khu vực ĐBSCL vẫn chưa có cảng nước sâu để xuất hàng hóa của vùng ra thế giới và nhập hàng hóa thế giới về vùng, trong khi khu vực này sở hữu điều kiện giao thương thuận lợi với tuyến hàng hải quốc tế.
Chính vì vậy, cảng tổng hợp Hòn Khoai là dự án rất được Nhà nước chú trọng triển khai. Một khi hoàn tất, cảng Hòn Khoai sẽ trở thành cảng tổng hợp nước sâu lớn nhất trong hệ thống cảng biển Việt Nam, đáp ứng được tàu có tải trọng lên tới 250.000 tấn. Đồng nghĩa với việc, cảng biển này đủ sức tiếp nhận cả tàu chở hàng lớn nhất thế giới là MSC Oscar với trọng tải 193.000 tấn. Cảng Hòn Khoai có quy mô 24 cầu cảng, gồm 12 bến cho loại tàu 250.000 tấn và 12 bến tiếp chuyển cho loại tàu 50.000 – 100.000 tấn. Trong tương lai “siêu cảng” Hòn Khoai dự kiến vận tải 800 triệu tấn hàng hóa mỗi năm và trở thành cảng biển có năng lực vận tải hàng hải lớn nhất nước ta. Hòn Khoai có vị trí thuận lợi khi gần Khu kinh tế Năm Căn, nhưng lại giữ khoảng cách hợp lý với cộng đồng cư dân nên rất lý tưởng cho việc lưu trữ và nhập khẩu hàng hóa mà không gây bất kì ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái khu dân cư.
Dự án cảng Hòn Khoai không chỉ có ý nghĩa to lớn trong kinh tế và logistics mà còn kích cầu rất nhiều lĩnh vực khác của tỉnh, nổi bật là bất động sản. Khi dự án cảng Hòn Khoai hoàn thiện, chắc chắn hạ tầng giao thông tại tỉnh đã được nâng cấp, điều này sẽ tạo điều kiện cho bất động sản của tỉnh được chú ý. Nhu cầu nhà ở sẽ tăng cao, bởi để xây dựng một cảng biển nước sâu tổng hợp với quy mô như cảng Hòn Khoai, cần số lượng nhân sự tri thức đến làm việc rất lớn và ở lại trong thời gian dài, nên nhu cầu tìm một nơi an cư là điều tất nhiên. Vì vậy, các loại hình nhà ở như Chung cư, Khu đô thị, Khu dân cư sẽ tăng cao khi dự án “siêu cảng” Hòn Khoai được triển khai xây dựng.
Khi Thành phố Cà Mau trở thành đô thị loại 1 và cảng Hòn Khoai được đưa vào triển khai, chắc chắn bất động sản tại Cà Mau sẽ thiết lập mặt bằng giá mới. Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tình trạng khan hiếm bất động sản tại trung tâm các thành phố lớn sẽ vẫn kéo dài và khuynh hướng đầu tư vào đô thị vệ tinh sẽ trở thành làn sóng chủ đạo. Trong xu thế đó, Cà Mau trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn các Nhà đầu tư tại khu vực ĐBSCL bằng chứng là tỉnh đang đón nhận hàng loạt dự án lớn ở nhiều lĩnh vực. Theo ghi nhận cho thấy, giá bất động sản tại Cà Mau bắt đầu tăng mạnh từ 2016, hiện nay có nơi đã tăng hơn 10 lần. Bên cạnh đó, mức giá nhà phố, mặt tiền đường lớn đã tiệm cận 35 triệu/m2, các khu dân cư, khu đô thị vùng ven trung tâm thành phố cũng ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ cao. Nhiều dự án bất động sản cao cấp với vốn đầu tư lớn “hạ cánh” tại Cà Mau, như Đại đô thị Happy Home; Khu đô thị mới Hoàng Tâm;… đã khiến thị trường bất động sản Cà Mau trỗi dậy. Các dự án được quy hoạch bài bản, hiện đại đáp ứng nhu cầu an cư của người dân Đất Mũi. Có thể nói, với bàn đạp thị trường cùng với hạ tầng giao thông hoàn thiện, bất động sản tại Cà Mau có đủ điều kiện vững chắc để gia tăng giá trị. Đồng thời, đây cũng là tín hiệu cho sự hưng thịnh, sinh lời ổn định và an toàn cho các Nhà đầu tư.
BĐS CẦN THƠ - ĐẤT XANH MIỀN TÂY
29C Mậu Thân, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0796 999 889 | Email: [email protected]
Website: canthoreal.vn