Hậu Giang được lợi gì từ các tuyến cao tốc khu vực phía nam
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 20 triệu dân, cung cấp 50% sản lượng lúa; 95% sản lượng gạo xuất khẩu; 70% sản lượng trái cây và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 40 km cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) – Trung Lương đi qua khu vực này. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, nhiều dự án cao tốc nối các tỉnh miền Tây với nhau và với Đông Nam Bộ được đầu tư và triển khai xây dựng.
Hạ tầng đổ bộ về miền Tây
Là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của cả nước, vùng KTTĐ ĐBSCL gồm các tỉnh, thành phố: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, TP Cần Thơ, mang đến những đóng góp ngày càng lớn cho kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, khu vực này cần được đầu tư phát triển xứng tầm với những tiềm lực đang có, để quá trình vận chuyển hàng hóa trong vùng ĐBSCL và từ vùng đến các thành phố lớn nhanh chóng, thông suốt hơn, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng. Theo kế hoạch nâng cấp hạ tầng vùng ĐBSCL của Chính phủ, tầm nhìn đến năm 2030 miền Tây sẽ có 830km đường cao tốc; 4000km đường quốc lộ; 4 sân bay; 13 cảng biển; 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa. Đặc biệtlàcác tuyến cao tốc, có ý nghĩa quan trọng với giao thương kết nối vùng, là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL. Không chỉ chú trọng đầu tư vào các tuyến nối TP HCM với miền Tây, mà cả các tuyến cao tốc tại khu vực ĐBSCL cũng được Nhà nước quan tâm phát triển.
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài hơn 51 km, nằm trong trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đây là cao tốc trọng điểm giảm áp lực cho quốc lộ 1A, kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Một khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ nối thẳng từ TP HCM về đến Cần Thơ.
Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là tuyến cao tốc trục dọc của ĐBSCL. Theo số liệu dự báo, vận tải đường bộ giai đoạn 2025 – 2030 hành lang Cần Thơ – Cà Mau có nhu cầu vào khoảng 30.000 – 41.000 lượt xe mỗi ngày đêm. Nhưng năng lực các tuyến quốc lộ hiện tại chỉ có thể đáp ứng tối đa khoảng 27.800 – 30.600 lượt. Vì vậy, cao tốc này là cần thiết để phát triển hành lang vận tải Cần Thơ – Cà Mau.
Tuyến cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi là cao tốc kết nối với dự án trung tâm miền Tây và trở thành tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến cao tốc này kết nối với tuyến N2, thông suốt từ các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và TP HCM về đến Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và mũi Cà Mau mà không phải qua quốc lộ 1A.
Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 155 km, đây là một trong hai cao tốc trục ngang tại miền Tây. Cao tốc này sẽ kết nối các trục dọc như quốc lộ 1A, tuyến N1… Giúp tăng cường giao thương về kinh tế, và góp phần hoàn chỉnh hạ tầng giao thông khu vực.
Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu là dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối cửa khẩu quốc tế Xà Xía (TP Hà Tiên, Kiên Giang) với quốc lộ 1A, tuyến đường N1. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc này sẽ kết nối với cao tốc trục dọc Bắc – Nam phía Đông là TP HCM – Trung Lương – Cần Thơ và cao tốc Bắc – Nam phía Tây là Bình Phước – TP HCM – Long An – Đồng Tháp – Cần Thơ – Kiên Giang.
Cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh dài 26 km, sẽ kết nối từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi qua Đồng Tháp, TP Cần Thơ và Kiên Giang tạo thành trục cao tốc Bắc – Nam phía Tây ĐBSCL dài hơn 130km..
Hậu Giang nhận nhiều sự chú ý
Các tuyến cao tốc tại miền Tây sẽ giúp các tỉnh thành khu vực này nhận được không ít cơ hội vươn lên nhất là ở lĩnh vực bất động sản (BĐS), bởi hạ tầng giao thông chính là nền móng vững chãi cho BĐS “cất cánh”. Trong đó, nhận được nhiều ưu thế từ các tuyến cao tốc khu vực phía nam chính là Hậu Giang.
Với vị trí cửa ngõ phía nam của Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang nhận được những món lợi không nhỏ thừa hưởng từ thành phố trẻ này. Nếu việc kết nối TP HCM đến Cần Thơ nhanh chóng hơn qua tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, thì một tỉnh cửa ngõ như Hậu Giang cũng sẽ thuận tiện trao đổi hàng hóa với TP HCM hơn nhiều so với trước đây. Hay các tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, đều có đoạn đi qua Hậu Giang giúp địa bàn tỉnh được kết nối đến khu vực khác nhanh chóng, dễ dàng.
Hơn thế nữa, Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, nên rất được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện phát triển xứng tầm. Vì vậy, sự phát triển của Cần Thơ sẽ kéo theo tỉnh vệ tinh như Hậu Giang được chú ý nhiều hơn, nhất là bất động sản của tỉnh. Điển hình là hiện nay Hậu Giang đã xuất hiện Khu chung cư thương mại đầu tiên mang tên Tây Đô Plaza, như một biểu tượng cho xu hướng an cư hiện đại, tiện nghi tại tỉnh thành này, thu hút đông đảo nhà đầu tư “chốt cọc” ngay từ ngày đầu mở bán. Hay Khu dân cư Vạn Phát Sông Hậu với quy mô lên đến 31.3 ha và quy mô dân số 7.200 người. Hạ tầng được nâng cấp, kéo theo thị trường bất động sản nóng hơn, biên độ tăng giá của đất nền Hậu Giang cũng được dự đoán sẽ tăng khá nhanh trong thời gian tới.
Bên cạnh Long An thì Hậu Giang cũng là thủ phủ công nghiệp của Tây Nam Bộ, nên bất động sản công nghiệp sẽ là một trong những loại hình mà các nhà đầu tư địa ốc quan tâm nhất. Khi các tuyến cao tốc hoàn thiện, tạo điều kiện tuyệt vời cho lưu thông hàng hóa sản xuất từ Hậu Giang đến các khu vực Đông Nam Bộ và toàn vùng ĐBSCL. Giải quyết bài toán về thời gian và tuyến đường đáp ứng vận chuyển trọng tải lớn.
Những tuyến cao tốc sẽ tạo nên sự bứt phá cho tất cả tỉnh thành khu vực ĐBSCL, mang đến cơ sở hạ tầng xứng tầm với những tiềm năng mà “vùng đất chín rồng” đã, đang và sẽ mang lại cho kinh tế quốc gia.
BĐS CẦN THƠ - ĐẤT XANH MIỀN TÂY
29C Mậu Thân, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0796 999 889 | Email: [email protected]
Website: canthoreal.vn