[flexy_breadcrumb]

Bất động sản công nghiệp – xu hướng bất động sản sau dịch COVID-19

Hiện nay, việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp đang dần trở thành xu hướng. Bất động sản công nghiệp có nhiều tiềm năng để phát triển bền vững sau đại dịch Covid-19. Miền Tây Nam Bộ Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Hậu Giang, hội tụ nhiều yếu tố khách quan để thu hút đầu tư và phát triển bất động sản công nghiệp.

Việt Nam có tiềm năng đón sóng đầu tư lớn vào bất động sản công nghiệp sau dịch Covid-19

Những căng thẳng thương mại giữa các cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Mỹ – Trung đã tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản công nghiệp. Cụ thể, Hãng Foxconn – chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple, đang di dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc và đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam; Samsung Electronics cũng đã di dời nhà máy cuối cùng tại Trung Quốc, chuyển sang Việt Nam và một số nước khác; các hãng Intel, LG, Canon và một số tập đoàn lớn cũng tương tự.

Việc “dòm ngó” Việt Nam của các tập đoàn lớn, với tổng số vốn đầu tư tính đến 20/5/2021 là 14 tỷ USD, phần nào đã phản ánh những tiềm năng và lợi thế của thị trường Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong hành trình 10 năm còn lại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, Việt Nam còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ… bởi chính sách đầu tư hấp dẫn, tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư; giá thuê bất động sản công nghiệp cũng thấp hơn rất nhiều các thị trường khu vực và trên thế giới…

Theo Salvills Việt Nam, 4 thị trường hàng đầu về cho thuê bất động sản công nghiệp, phải kể đến như London, Tokyo, Singapore, Hong kong. Ngoài chi phí thuê bất động sản công nghiệp, các dịch vụ kèm theo thường chiếm đến 19% phí thuê kho bãi, chưa kể thuế. Ở các thị trường lớn nhu cầu về bất động sản công nghiệp rất lớn nhưng nguồn cung càng ngày càng thu hẹp và bị cạnh tranh với các động sản dành cho mục đích khác.

Giá cho thuê bất động sản công nghiệp của 54 thị trường trên thế giới. Nguồn: Savills.

Trong khi đó, tại Việt Nam, giá cho thuê bất động sản công nghiệp ở thị trường Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt đứng thứ 32 và 51 trong tổng số 54 thị trường của 21 quốc gia về giá cho thuê bất động sản công nghiệp trên thế giới. Theo những phân tích, đánh giá của chuyên gia, giá bất động sản công nghiệp càng ngày càng tăng nhanh, khoảng 5 – 10% mỗi năm. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp cũng ngày càng tăng do nguồn cung không đủ cầu. Cụ thể, ở Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 90% ở Hà Nội, 88% ở TP. Hồ Chí Minh. Hai thị trường lớn về bất động sản công nghiệp của Việt Nam đang dần “nghẹt thở”. Vì vậy, những khu vực lân cận sẽ trở thành mục tiêu trong tương lai gần. Thị trường béo bở không đâu khác chính là bất động sản công nghiệp ĐBSCL.

BĐS công nghiệp Hậu Giang vừa tiềm năng vừa đa dạng loại hình

Những năm gần đây, ĐBSCL tỏa sáng trên bản đồ kinh tế cả nước bởi đợt chuyển dịch đầu tư rất lớn từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, TP. Cần Thơ đứng thứ hai cả nước về vốn đầu tư FDI với 1,3 tỷ USD. Là một tỉnh liền kề, tiếp giáp với TP. Cần Thơ, Hậu Giang với tiềm năng và lợi thế sẵn có về bất động sản công nghiệp, tỉnh định hướng trở thành thủ phủ công nghiệp của vùng.

Hậu Giang sở hữu nhiều khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn, như khu công nghiệp Sông Hậu, cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh, cụm công nghiệp Vị Thanh, cụm công nghiệp Ngã Bảy, cụm công nghiệp Phú Hữu… với tổng diện tích trên 5000ha. Bất động sản công nghiệp Hậu Giang là nguồn cung tiềm năng về bất động sản công nghiệp cho các tập đoàn lớn. Hơn nữa, so với các tỉnh, thành khác trên cả nước, Hậu Giang không những có lợi thế về quỹ đất sạch có quy mô lớn, mà còn ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài bởi chi phí thuê bất động sản công nghiệp không cao, các phí dịch vụ kèm theo và thuế cũng thấp hơn. Bất động sản công nghiệp Hậu Giang còn thuận lợi về vị trí giao thương chiến lược, kết nối với thủ phủ của miền Tây Nam Bộ và là cửa ngõ đi các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Những tiềm năng, lợi thế sẵn có về bất động sản công nghiệp Hậu Giang cho phép thu hút vốn đầu tư lớn và phát triển đa dạng các ngành công nghiệp. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2020, tỉnh đã thu hút được 30 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 553 triệu USD. Công nghiệp Hậu Giang có đa dạng các nhóm ngành như sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất thiết bị điện; sản xuất phương tiện vận tải; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí… Dự kiến đến năm 2025, Hậu Giang sẽ hình thành 3 trung tâm logistics lớn: trung tâm logistics Mekong, khu trung tâm logistics Hậu Giang, và trung tâm logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang.

Bất động sản công nghiệp Hậu Giang

Những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và cuộc đối đầu thương mại căng thẳng giữa các cường quốc cùng với lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực về thị trường bất động sản công nghiệp, dự báo sẽ là “nguồn cơn” cho sự phát triển bất động sản công nghiệp tại Việt Nam nói chung, bất động sản công nghiệp Hậu Giang nói riêng.

Trong tương lai gần, sự lên ngôi của bất động sản công nghiệp Hậu Giang, sẽ hình thành một bức tranh kinh tế đầy triển vọng cho vùng đất hứa này. Nhằm tô điểm cho bức tranh thêm hoàn hảo, sự xuất hiện của một “khu dân cư bên hông khu công nghiệp”, chính là mảnh ghép tuyệt vời nhất: KDC Vạn Phát Sông Hậu.

KDC Vạn Phát Sông Hậu – mảnh ghép còn lại của BĐS công nghiệp Hậu Giang

Khu công nghiệp Sông Hậu (KCN Sông Hậu) với tổng diện tích hơn 3000ha chiếm hơn 90% diện tích khu, cụm công nghiệp của tỉnh Hậu Giang và quy tụ nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn như: Tân Hiệp Phát, Masan, nhà máy Nhiệt điện sông Hậu, nhà máy nước Sông Hậu AquaOne, nhà máy bê tông xi măng,  nhà máy nước giải khát Number One, cảng Vinalines Hậu Giang… KCN Sông Hậu hiện đã thu hút khoảng 24.000 người lao động làm việc, ước tính con số này sẽ tăng thêm 8 – 10% mỗi năm.

Người lao động làm việc tại KCN Sông Hậu thường là công nhân viên, có thu nhập không cao, hàng ngày phải di chuyển đoạn đường xa về nhà. Vì thế, nhu cầu về một nơi an cư có giá thành trung bình, vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống mà lại không quá xa khu công nghiệp, là bài toán nan giải đã có đáp áp của người lao động.

KDC Vạn Phát Sông Hậu nằm liền kề với KCN Sông Hậu vừa sở hữu mặt tiền Quốc lộ Nam Sông Hậu – một trong những tuyến đường trọng điểm của bất động sản công nghiệp Hậu Giang, vừa sở hữu mặt tiền bờ sông Hậu hiền hòa. Các tiện ích nội – ngoại khu như y tế, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ, bến tàu du lịch… cũng chỉ mất vài phút di chuyển.

Phối cảnh công viên Khu dân cư Vạn Phát Sông Hậu

KDC Vạn Phát Sông Hậu không những là nơi an cư lý tưởng cho người lao động địa phương mà còn xứng đáng là nơi đầu tư giá trị. Và còn là mảnh ghép còn lại của bức tranh kinh tế – xã hội của tỉnh, mà đặc biệt là của bất động sản công nghiệp Hậu Giang.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam nói chung, bất động sản công nghiệp Hậu Giang nói riêng, có thể nói là hướng đi bền vững trong lĩnh vực bất động sản hậu Covid-19.

Theo Bất Động Sản Cần Thơ

BĐS CẦN THƠ - ĐẤT XANH MIỀN TÂY
29C Mậu Thân, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0796 999 889 | Email: [email protected]
Website: canthoreal.vn

Tumblr
Pinterest
LinkedIn